- Khách hàng VNPT, VinaPhone đón Tết linh đình với kho quà hơn 5,5 tỷ đồng
- Nhận ngay ưu đãi cùng khuyến mại nạp thẻ VinaPhone tháng 6/2024
- “Siêu bão Vàng – Ngàn may mắn” với kho giải thưởng gần 7 tỷ đồng từ VinaPhone
- “Sinh nhật vui - Khui quà khủng”, truyền hình MyTV tri ân khách hàng
- Nhận ngay ưu đãi cùng khuyến mại nạp thẻ VinaPhone tháng 7/2023
- Lướt Facebook không giới hạn Data với gói Data FB của VinaPhone
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia hướng tới mục tiêu kép
Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 749 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Chương trình xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản cụ thể.
Trong đó, về phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, các mục tiêu cơ bản đến năm 2025 của Chương trình là: 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);
100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về inh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ý doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;
50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; và Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).
Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, các mục tiêu đến năm 2025 là đưa kinh tế số Việt Nam chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.
Cùng với đó, Chương trình cũng hướng tới mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về CNTT (IDI), nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI) và thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).
Đối với phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, các mục tiêu cơ bản đến năm 2025 bao gồm: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; và Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).
Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số
Cũng theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia mới được phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ cũng xác định rõ 6 quan điểm, cách tiếp cận của Chương trình, trong đó: Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số; Người dân là trung tâm của chuyển đổi số; Thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số; Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số; và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.
Trên quan điểm đó, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã vạch ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai nhằm tạo nền mỏng chuyển đổi số; phát triển chính phủ số; phát triển kinh tế số và phát triển xã hội số.
Cụ thể, để tạo nền móng chuyển đổi số, Chương trình xác định, cần chuyển đổi nhận thức về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số trong xã hội, lan truyền từ điểm tới diện, từ một nhóm tổ chức, cá nhân tiên phong tới cộng đồng, bằng những câu chuyện thành công điển hình, có tính thuyết phục cao.
Triển khai nhiệm vụ nêu trên, 4 giải pháp cụ thể được đưa ra là: Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; Thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả Liên minh Chuyển đổi số để truyền cảm hứng, đi tiên phong; Xây dựng bộ nhận diện chung cho Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; Mỗi địa phương chủ động lựa chọn một xã/phường để triển khai thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân.
Về kiến tạo thể chế, theo Chương trình, nhiệm vụ này cần được triển khai theo hướng khuyến khích, sẵn sàng chấp nhận sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số, thúc đẩy phương thức quản lý mới đối với những mối quan hệ mới phát sinh, bao gồm: Chấp nhận thử nghiệm sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số; xây dựng khung pháp lý thử nghiệm; Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành; Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh doanh.
Cùng với đó, cần nghiên cứu đề xuất, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về CNTT và truyền thông; Nghiên cứu chính sách, quy định cụ thể về thuế, phí để khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số; Rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật dân sự, hình sự và các luật chuyên ngành theo hướng tăng nặng mức và hình phạt cho các hành vi lừa đảo, gian lận khi giao dịch trên không gian mạng.
Theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, phát triển hạ tầng số là một trong sáu nhóm nhiệm vụ giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số
Đối với nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển hạ tầng số, yêu cầu đặt ra là sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu, các chức năng về giám sát mạng lưới đến từng nút mạng và bảo đảm an toàn, an ninh mạng được tích hợp sẵn ngay từ khi thiết kế, xây dựng.
Để triển khai nhiệm vụ này, 4 giải pháp cụ thể sẽ được tập trung triển khai, đó là: Xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng; Nâng cấp mạng di động 4G, triển khai mạng di động 5G, kết hợp với yêu cầu tích hợp công nghệ 4G, 5G đối với các sản phẩm điện thoại di động và phổ cập điện thoại di động thông minh; Mở rộng kết nối Internet trong nước, phổ cập tên miền .vn; Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT) và tích hợp cảm biến để chuyển đổi hạ tầng truyền thống thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số.
Trong nhóm nhiệm vụ, giải pháp này, việc phổ cập điện thoại di động thông minh - mỗi người dân một điện thoại di động thông minh và phổ cập hạ tầng băng rộng - mỗi hộ gia đình một đường cáp quang có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số.
Cũng để tạo nền móng chuyển đổi số, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia còn đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về Phát triển nền tảng số; Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng; Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.
Bên cạnh đó, Chương trình cũng đưa ra một số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số, bao gồm: Y tế, Giáo dục, Tài chính - Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp.
Cơ chế điều phối triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia
Về cơ chế điều phối triển khai Chương trình, quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử thực hiện chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; đôn đốc, điều phối chung việc triển hai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.
Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đôn đốc, điều phối chung việc triển khai hoạt động chuyển đổi số trong phạm vi bộ, ngành, địa phương mình.
Trong quá trình triển khai, trường hợp cần thiết có sự thay đổi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp cần thiết có sự thay đổi thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Tin mới hơn:
- Mỗi ngày, Apple mang về 152 triệu USD lợi nhuận (2022-06-30 15:34:39)
- Mỗi năm hai lần, Bill Gates lại nhốt mình trong rừng một tuần: Vì sao đây là ý tưởng tuyệt vời ông chủ nào cũng nên làm theo (2019-08-01 09:33:00)
- Nguyên team Apple từng góp công làm ra chiếc iPhone đầu tiên nay đã thành bại ra sao? (2019-08-01 09:30:27)
- Apple chi 1 tỷ USD mua mảng sản xuất modem Intel (2019-07-30 22:22:06)
- Facebook chính thức nhận án phạt 5 tỷ USD, bị siết chặt quyền quản lý dữ liệu người dùng (2019-07-30 22:20:05)
- 10 ứng dụng tích hợp nhiều tính năng nhất đối với người dùng Android (2019-06-30 17:30:55)
- Tin cũ hơn:
- Công nghệ thu phát Wi-Fi mới truyền xa lên tới hơn 15 km (2024-10-02 10:58:56)
- Dùng công nghệ kết nối tình nguyện viên giúp dân mùa lũ (2024-09-16 15:08:58)
- VNPT triển khai thí điểm học bạ số tại hơn 45 tỉnh, thành phố (2024-09-09 14:38:18)
- VNPT hướng tới mục tiêu chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh (2024-08-20 11:10:31)
- Đường truyền Internet thế hệ mới của VNPT mở đường cho hàng loạt công nghệ tiên tiến đến với người dùng (2024-07-24 15:36:50)
- VNPT được Bình chọn nhà mạng yêu thích nhất tại Vietnam Game Awards 2024 (2024-05-22 14:34:26)
- Hướng dẫn cài đặt chữ ký số cá nhân VNPT SmartCA miễn phí trên VNeID
- Kiosk dịch vụ công (VNPT- Kiosk 2.5)
- Dịch vụ cung cấp wifi marketing cho khách hàng (VNPT Wifi)
- Nhiều tiện lợi khi thanh toán học phí không dùng tiền mặt trong trường học của VNPT
- Giải pháp: Hệ thống thông tin quản lý đất đai VNPT iLIS
- CUỘC CÁCH MẠNG THANH TOÁN SỐ MOBILE MONEY - VNPT PAY
- Những lý do nên sử dụng dịch vụ VNPT Mobile Money ngay bây giờ